Máy in Lụa 4 màu
Tình hình là cuối năm, nghĩ mình nên đóng góp chút gì cho diễn đàn để Tết thấy thanh thản lương tâm vì đã học được của mọi người quá nhiều mà chưa làm đc j cho diễn đàn
đây là sơ đồ lắp ráp máy in lụa 4 màu có thể dùng để in áo, khá đơn giản mà rất rẻ vật liệu chỉ yếu là gổ, nên chọn loại gỗ chắc chắn và ít biến dạng do thời tiết, gổ ngô đồng là một gợi ý nhưng hơi khó kiếm. Gỗ thông nếu được xử lý tốt thì vẫn OK.
OK, đầu tiên các bạn cần có dụng cụ để làm, bao gồm:
– Khoan điện hay khoan tay đều được.
– Tuavít.
– Cưa.
– Thước thẳng (có hệ đo lường là inch, vì tài liệu này đơn vị tính là inch, nếu không, các bạn quy đổi 1ich = 2,5 cm)
– Êke hay thước đo góc vuông (không nhớ thợ mộc gọi là thước gì, dạng chữ L ấy)
– Đinh (loại đinh tùy thuộc vào độ dày tấm gỗ mà bạn làm, khuyến cáo nên từ 5-8cm, dài hơn thì thừa ra xấu)
– Keo dán gổ (cũng không cần thiết lắm, trừ phi bạn muốn thật chắc chắn nếu không tin tưởng vào đinh )
– Hàn.
Đã xong phần đồ nghề, bây giờ nhảy sang phần vật liệu:
Gổ là nguyên liệu chính, nhưng nếu một khi bạn đã thành công với mô hình này và muốn chắc chắn, bạn có thể nghĩ đến việc làm bằng khung kim loại, khi đó thì các số đo sẽ khác 1 tý, tất nhiên. Đây chỉ là mô hình tham khảo, khi đã nắm được nguyên lý rồi, các bạn hòa toàn có thể sáng tạo cho riêng mình một kiều phù hợp với công việc.
Chọn gỗ không khó, yêu cầu là thẳng, không cong vênh, các tấm lớn yêu cầu bề mặt phẳng và có thể sử dụng ván ép. Các phần dùng làm giá đỡ là các thanh thẳng thì yêu cầu chắc chắn, mình thì không rành về gỗ, các bạn có thể hỏi thợ mộc, tuy nhiên đa số gỗ đều làm được vì cái này cũng không yêu cầu độ chính xác cao, miễn sao thật vững chắc là được rồi.
Về độ dày các tấm gỗ thì tùy ý, tuy nhiên nên chọn làm đồng đều cho các thanh gỗ có cùng chức năng (như là tay đỡ, giá,…). Chỉ lưu ý độ dày của các tấm gỗ ở các phần sau (sơ đồ trong bài viết tiếp theo, mình chia ra để tiện theo dõi): Tổng chiều dày của mảnh B, F và mâm quay bằng tổng bề dày của mảnh T và U.
Và đây là những gì bạn cần thêm:
– 4 cái bản lề.
– 8 cái lò xo để kéo khung trở lại, tương ứng với 8 cái móc (chọn loại có thể điều chỉnh như trong hình ấy, nếu không thể kiếm được, các bạn có thể tự chế lấy một cái bằng bulong-đinh ốc mà bạn có, rồi nhờ thợ hàn hàn thêm mấy cái móc, thợ in mình sức sáng tạo đầy mình àh )
– 12 cái móc dạng dấu ? có ren vặn ở dưới ấy, dùng để móc mấy cái lò xo kia vào.
– 8 cái etô cở nhỏ dùng để kẹp khung lụa, trong trường hợp không thể tìm ra, mình sẽ hướng dẫn làm một kiểu khác rẻ tiền hơn.
– 1 cái mâm quay, để các bạn dễ hình dung, nó giống như cái bàn tập lắc hông, đứng lên lắc qua lắc lại cho thon eo vậy , ra các cửa hàng bán vòng bi chắc có, loại có chiều rộng 15 cm hay tương đương, nếu không, các bạn có thể dùng vòng bi lớn lớn một tý rồi tự chế vậy, tùy vào sức sáng tạo.
– Đinh vít các loại, đi kèm khi mua bản lề rồi.
Đây là hình ảnh về những thứ cần chuẩn bị, bạn nào có thể dịch thì dịch nhé, nhưng mà tụi Tây nó lắm chuyện thế, chứ dân Việt mình thì không máy móc, tùy hòan cảnh mà làm thôi
Tiếp theo là các phần của cái máy chạy bằng sức người này
* Phần K và D thay thế cho nhau, nếu K thì thôi D và ngược lại, trong bài này dùng phần K.
Giải thích:
A. 23″x23″x3/4″ nghĩa là phần A, dài là 23 inch, rộng 23 inch và dày 3/4 inch. (Như mình nói, chiều dày có thể thay đổi tùy vào những gì bạn có)
Sau mỗi hình có phần x 4 đấy là số lượng của phần đó (ví dụ x4 là 4 cái)
Đơn vị quy đổi: 1 inch = 2,5 cm
Dịch nghĩa một số từ:
– Plywood: hiểu nôm na là cái mặt bàn của cái máy in này, là nơi mà bạn là giá để gắn mấy cái khung lụa vào, trong trường hợp này nó có thể quay.
– Particle Board: là nơi để bạn gắn cái mâm xoay vào. Thiết nghĩ cũng không cần thiết nếu bạn gắn trực tiếp cái mâm xoay đó vào phần A.
– Coated Shelving….: là cái mặt dùng để bạn đặt vật liệu in lên, chú ý là vát tròn 1 phía (theo đường …….. ) như trong hình. Nên làm bằng gỗ nhẵn bóng, nếu để in vải, hãy bọc nỉ. Mình sẽ nói thêm về cái này sau.
– 90 Angled metal: Thép vuông chữ L. (cái này dùng để làm cái kẹp khung lụa, mình sẽ gợi ý một kiểu khác nếu bạn không timg dc etô như bài trên)
– 2×4’s: What the hell is it? – Không cần quan tâm nó nghĩa là gì
– For the stand: nghĩa là phần dùng để làm cái giá đỡ.
– For the Turntable…: nghĩa là phần dùng làm giá đỡ cho cái bàn in (phần để vật liệu in lên) – cái này, bạn có thể cải tiến bằng cách thêm 1 hay 3 lần thế này nữa, sẽ có máy in 4 màu có thể cùng 1 lúc in 2 hay 4 người, hoặc cải tiến thêm để phần này trên một khung quay, bạn có thể vừa in vừa phơi khô để in màu tiếp theo (sẽ nói thêm sau)
Tiếp: lắp ráp.
Bây giờ chúng ta kết nối cái đống hổ lốn trên kia lại, trước tiên là làm cái chân đế đã. Các bác có thể xem hình để hình dung cách làm, các chữ cái trên các phần trong những hình dưới tương ứng với các phần trong phần chuẩn bị đã post ở trên.
Đầu tiên là 2 cái chân:
Gắn chúng lại với mảnh A, hình nhìn từ trên xuống:
Gia cố thêm bằng các phần còn lại:
(mặt trước)
(mặt bên)
Tiếp theo là lắp ráp bàn để in và chân đế của cái mâm xoay:
Trước hết, lắp mảnh F dùng làm đế cho mâm xoay lên mặt A, chú ý canh chính giữa (các đỉnh của mảnh F nằm trên đường nối các đỉnh mảnh A – như hình minh họa)
Tiếp đến, khoan lỗ các mảnh W-a và W-b theo hình:
Gắn các mảnh đã khoan lên mặt dưới mảnh G theo hình, chú ý khoảng cách giữa chúng bằng nhau và bằng chiều rộng của thanh U:
Mục đích của việc khoan lỗ này là để các bạn có thể bắt vít vào để căn chỉnnh cho phù hợp khi in (có thể kéo ra kéo vào theo thanh U cho phù hợp với hình trên lưới). Khi gắn, các bạn có thể gắn bằng keo hay đóng đinh, nhưng nếu đóng, cần đóng lút đinh trong tấm G 1 đoạn, sau đó lấy vụn cưa rắc vào lỗ đinh đó để bịt lại và lấy keo 502 xịt vào,chờ khô, dùng giấy nhám mịn để chà phẳng lại, mục đích để tránh bàn in không bị gồ ghề, nếu bọc nhung thì không cần, nhưng cũng nên đóng sát đinh vào mặt phẳng.
Khi hoàn thành sẽ gắn trên thanh U như thế này:
Tiếp theo, gắn thanh U lên chân đỡ đã làm ở trên như hình:
Bây giờ chúng ta làm giá đặt khung lụa:
Gắn mâm xoay lên tấm F, gắn các phần S lên phần B:
Để qua một bên.
Lấy thanh thép hình chữ L (phần J) khoan lỗ và gắn vào 1 đầu thanh T như hình, đầu còn lại lắp bản lề. Chú ý chiều của bản lề:
Bây giờ gắn 4 thanh T đã lắp bản lề lên mảnh B đã làm ở trên. Để ý thấy 4 cái chấm có mũi tên chỉ vào (drill hole…) là 4 cái lỗ để bắt vít hình dấu ? đã nói, nó dùng để móc 4 cái lò xo vào để kéo cái khung lụa trở lại khi in.
Bây giờ thì gắn toàn bộ phần này lên cái mâm xoay, căn chỉnh sao cho khi xoay, các thanh T nằm khít với thanh U. Cố định vào mâm xoay:
Bây giờ thì gắn các thanh H vào thanh U theo như hình dưới. Chúng có nhiệm vụ giữ cho các tay T không bị xê dịch khi in, để dễ bắt dính, các thanh H cần vát đầu. Mẩu I có nhiệm vụ làm đệm đỡ cho tay T:
Các thanh H khi gắn vào thanh U, nhìn trực diện sẽ thế này, đầu vát quay vào trong:
Tiếp tục hoàn thiện cái giá gắn khung lụa, xin lỗi vì dài quá nên em post lên một bài khác, không phải spam bài vì không cần thiết.
Bắt vít dạng dấu ? vào các tay T như hình dưới và lắp lò xo vào:
Với mấy cái êtô, hàn nó vào thanh J (nhớ hàn 1 phần vào phía dưới thôi, để còn vặn ra vặn vào mà kẹp cái khung lụa nữa chứ) và gắn như hình dưới:
Rồi, bây giờ thì gắn các thanh R – a và R – b lại với nhau tại chổ khoét và gắn lên trụ tạo bởi 2 thanh S, mục đích của cái này là giữ cho cái khung lụa khi bật lên luôn ở đúng tầm, cao hay thấp phụ thuộc độ dài của các thanh R hay chiều cao của trụ S. Cái này có thể không cần nếu các bạn chỉnh được độ căng của lò xo ở mức cần thiết.
Hoàn chỉnh sẽ thế này
Đóng góp thêm cho mọi người một mẫu khác, ở đây các bạn có thể thấy là tay gắn khung lụa đã được cải tiến như thế nào trong trường hợp không dùng êtô:
Đây là dạng thích hợp với cách in thủ công truyền thống thợ in nhà mình: Ngồi xổm in
Với mẫu trên (dạng đứng) trình bày thêm một số gợi ý thế này:
– Với cái bàn để vật liệu in, trong trường hợp là in áo, nên tạo bạn có kích thước tương đương với áo và có 1 mấu lồi ra để lồng cái cổ áo vào (xem mẫu dạng ngồi), như thế thì sẽ không bị xê dịch khi in. Với in trên quần, nên tạo cái bàn có dạng… cái quần, nghĩa là cũng có 2 thanh để xỏ 2 ống quần và 1 cái mặt để đỡ cái … mông.
– Ngoài ra, các bạn có thể bổ sung thêm 1 hoặc 3 cái bàn in nữa ở các phía còn lại, như thế cùng 1 lúc có thể in 4 thợ, sẽ tiết kiệm đc thời gian nhưng thợ phải làm đều tay nhau mới ổn.
Hoặc các bạn có thể làm theo gợi ý này, thay vì sử dụng mâm xoay, các bạn khoan 1 lỗ to ở giữa cái giá để mâm xoay đó, gắn nó vào 1 trụ kim loại chắc chắn, khi đó, làm thêm 1 cái giá để vật in (tương ứng với thanh U) dài hơn, khoan ở giữa và lồng vào cái trụ đó, như thế ta có 2 cái có thể quay là bàn in và giá để khung lụa. Với các này, có thể in 1 lúc 2 người, hoặc 1 người giúp việc chuyên đặt và lấy sản phẩm in, 1 người chuyên in, khi in xong quay sang cho người kia lấy và in tiếp cái vừa lòng vào. Hoặc là để phía đối diện 1 cái máy sấy, in xong 1 màu, quay sang sấy, in cái khác rồi quay sang sấy, lấy cái vừa sấy in màu khác, cứ tuần tự như thế…
Còn nhiều gợi ý nữa, nhưng không thích hợp với cái máy thô sơ này lắm, tùy tình hình cụ thể mà các bạn sáng tạo thêm thôi, các bạn vốn rất giỏi sáng tạo mà, làm nghề in ai không giàu trí tưởng tượng chứ nhỉ
copy và paste của kythuatin.com